OLPCHTQ-Giới thiệu về Olympic Cơ học Toàn quốc
Cuộc thi Olympic Cơ học Sinh viên Toàn quốc do Bộ Giáo dục đào tạo, Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam, Hội Cơ học Việt Nam và Hội Sinh viên Việt Nam phối hợp tổ chức vào tháng 4 hàng năm (từ năm 1989), nhân dịp kỷ niệm các ngày Lễ lớn của dân tộc: Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4) và Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5). Đây được xem là một cuộc thi trí tuệ nhằm tìm kiếm các tài năng trẻ trong lĩnh vực nghiên cứu cơ học. Nơi chia sẻ suy nghĩ, kinh nghiệm giữa những người yêu thích, say mê và gắn bó với cơ học.
Theo Điều lệ xây dựng từ mùa thi đầu tiên 1989 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội Cơ học Việt Nam và Ban Tổ chức sẽ chỉ có 10% số sinh viên đạt giải chính thức ở mỗi môn thi (xếp theo thứ tự từ cao đến thấp), trong đó giải Nhất (thường mỗi môn chỉ có duy nhất một giải Nhất, tối đa mỗi môn chỉ có 02 giải Nhất) do Bộ trưởng Bộ giáo dục Đào tạo quyết định khen thưởng; các giải Nhì và Ba do Hội Cơ học Việt Nam quyết định khen thưởng.
“Đây là Cuộc thi tìm nhà vô địch trong những người ưu tú”.
Tại lần thi thứ XXIII năm 2011, Ban Tổ chức chính thức đưa vào 03 môn thi Ứng dụng tin học trong Cơ học kỹ thuật; Ứng dụng tin học trong Chi tiết máy và Ứng dụng tin học trong Nguyên lý máy. Đến lần thi thứ XXIX năm 2017, đưa vào môn thi Ứng dụng tin học trong Sức bền vật liệu; và đến lần thứ XXX năm 2018 đưa vào môn thi Ứng dụng tin học trong Cơ học kết cấu, nâng tổng số môn thi lên con số 12.
Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên tham gia cuộc thi trí tuệ này từ lần thi thứ XXI năm 2009, đến nay (2018) đã có 91 sinh viên đạt giải thưởng cao quý này. Trong đó có 01 giải Ba đồng đội, 01 giải Nhì cá nhân và 18 giải Ba cá nhân.
“Đây là Cuộc thi tìm nhà vô địch trong những người ưu tú”.
Tại lần thi thứ XXIII năm 2011, Ban Tổ chức chính thức đưa vào 03 môn thi Ứng dụng tin học trong Cơ học kỹ thuật; Ứng dụng tin học trong Chi tiết máy và Ứng dụng tin học trong Nguyên lý máy. Đến lần thi thứ XXIX năm 2017, đưa vào môn thi Ứng dụng tin học trong Sức bền vật liệu; và đến lần thứ XXX năm 2018 đưa vào môn thi Ứng dụng tin học trong Cơ học kết cấu, nâng tổng số môn thi lên con số 12.
Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên tham gia cuộc thi trí tuệ này từ lần thi thứ XXI năm 2009, đến nay (2018) đã có 91 sinh viên đạt giải thưởng cao quý này. Trong đó có 01 giải Ba đồng đội, 01 giải Nhì cá nhân và 18 giải Ba cá nhân.
Hiện nay, Olympic Cơ học Toàn quốc chính thức có 12 môn thi, trong đó có 07 môn thi truyền thống và 05 môn thi ứng dụng tin học:
1. Cơ học kỹ thuật (từ năm 1989);
2. Sức bền vật liệu (từ năm 1989);
3. Cơ học kết cấu (từ năm 1991);
4. Thủy lực (từ năm 1992);
5. Cơ học đất (từ năm 1997);
6. Nguyên lý máy (từ năm 1999);
7. Chi tiết máy (từ năm 2004);
8. Ứng dụng tin học trong Cơ học kỹ thuật (từ năm 2011);
9. Ứng dụng tin học trong Nguyên lý máy (từ năm 2011);
10. Ứng dụng tin học trong Chi tiết máy (từ năm 2011);
11. Ứng dụng tin học trong Sức bền vật liệu (từ năm 2017);
12. Ứng dụng tin học trong Cơ học kết cấu (từ năm 2018).
1. Cơ học kỹ thuật (từ năm 1989);
2. Sức bền vật liệu (từ năm 1989);
3. Cơ học kết cấu (từ năm 1991);
4. Thủy lực (từ năm 1992);
5. Cơ học đất (từ năm 1997);
6. Nguyên lý máy (từ năm 1999);
7. Chi tiết máy (từ năm 2004);
8. Ứng dụng tin học trong Cơ học kỹ thuật (từ năm 2011);
9. Ứng dụng tin học trong Nguyên lý máy (từ năm 2011);
10. Ứng dụng tin học trong Chi tiết máy (từ năm 2011);
11. Ứng dụng tin học trong Sức bền vật liệu (từ năm 2017);
12. Ứng dụng tin học trong Cơ học kết cấu (từ năm 2018).