linh tây tower

linh tay tower

chung cu linh tay tower thu duc

BM.CN Hàn & KCCN - Giới thiệu bộ môn

DEPARTMENT OF SOLDERING TECHNOLOGY AND INDUSTRIAL STRUCTURE

VĂN PHÒNG BỘ MÔN: PHÒNG 101B

I. QÚA TRÌNH PHÁT TRIỂN
+ Để mở rộng ngành nghề đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội nhằm thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Năm 1991 Nhà trường triển khai thực hiện đào tạo ngành hàn trình độ Cao đẳng sư phạm, Cao đẳng công nghệ, đào tạo TCN, TCCN nghề hàn và bồi dưỡng giáo viên dạy các trường chuyên nghiệp (TCN, TCCN) từ trình độ giáo viên dạy nghề lên trình độ Cao đẳng ngành hàn để đáp ứng nhu cầu chuẩn hóa đội ngũ giáo viên cho các trường.
+ Sau khi trường có quyết định lên đại học (2003), năm 2005 bộ môn triển khai đào tạo ngành hàn trình độ đại học, sau khi sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng kỹ sư hàn. Hiện nay bộ môn đào tạo chuyên ngành hàn cho tất cả các hệ:
- Đại học thời gian đào tao 4 năm (ĐH hệ công nghệ), 4,5 năm (ĐH hệ sư phạm)
- Cao đẳng kỹ thuật thời gian đào tạo 3 năm
- Đại học liên thông: từ CĐKT thời gian đào tạo 2 năm, từ CĐN thời gian đào tạo 3 năm
- Đại học VLVH từ TCN, TCCN thời gian đào tạo 3, 5 năm.
- Đào tạo CĐN thời gian đào tạo 2,5 năm.

II. ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
Bộ môn Hàn và Công nghệ kim loại gồm 10 giảng viên.
Trong đó:
- Tiến sỹ: 07
- Nghiên cứu sinh: 01
- Thạc sĩ: 02;
- Các giảng viên dạy thực hành đều có chứng chỉ hàn quốc tế 6G và có kinh nghiệm trong giảng dạy thực hành.

 

 

III. CƠ SỞ VẬT CHẤT
+ Hai xưởng thực hành diện tích (800m2), mỗi xưởng có 12 Cabin hàn, với hệ thống hút khí hoàn chỉnh theo công nghệ của Đức để sinh viên thực tập rèn luyện kỹ năng hàn hồ quang (SMAW, GTAW, GMAW). Một phòng thực tập hàn, cắt khí với tám mỏ hàn đồng thời vận hành để sinh viên thực tập. Một phòng học Robot hàn để dạy sinh viên lập trình hàn trên Robot.
+ Trang thiết bị: đầy đủ các thiết bị hàn để sinh viên thực tập rèn luyện kỹ năng nghề như hàn hồ quang tay (SMAW), hàn khí bảo vệ (GTAW, GMAW), hàn áp lực. Các thiết bị đa dạng về chủng loại (Nhật, Mỹ, Ucraina, Hàn Quốc, Đài loan) với hệ thống điều khiển nguồn hàn hiện đại (kỹ thuật số, thyritor, inverter) phù hợp với sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Ngoài ra còn trang bị Robot hàn để sinh viên làm quen với nền sản xuất mang tính tự động hóa cao. Ngoài các thiết bị thực tập kỹ năng hàn xưởng còn được trang bị các thiết bị khác để phục vụ quá trình học tập của sinh viên là tốt nhất như thiết bị chuẩn bị phôi hàn khi thực tập hàn (tấm, ống), các thiết bị kiểm tra chất lượng mối hàn, kiểm tra sản phẩm sản xuất, kiểm tra cơ tính vật liệu như: Máy kiểm tra khuyết tật hàn bằng siêu âm (Mỹ), thiết bị đo bề dày lớp phủ mạ, sơn,…. (Nhật), thiết bị đo độ cứng vật liệu hiện số (Nhật), thiết bị kiểm tra khuyết tật mối hàn bằng từ tính. Các thiết bị cắt thép tấm, máy uốn để triển khai việc đào tạo kết hợp sản suất.

IV. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Bộ môn đã có đầy đủ các chương trình đào tạo các hệ theo hệ thống tín chỉ và liên chế
+ Chương trình Đào tạo Đại học theo tín chỉ:
- Đại học chính quy (4 năm) đối với đại học công nghệ, (4,5 năm) Với ĐHSP Kỹ thuật
- Đại học liên thông từ Cao đẳng kỹ thuật (2 năm)
- Đại học lien thông từ Cao đẳng nghề hàn (3 năm)
- Đại học Vừa làm vừa học Từ Cao đẳng kỹ thuật (2,5 năm)
- Đại học Vừa làm vừa học Từ TCN, TCCN (3,5 năm)
+ Chương trình Đào tạo Cao đẳng kỹ thuật ngành hàn theo tín chỉ (3 năm)
+ Chương trình Đào tạo Cao đẳng nghề hàn (2,5 năm)
+ Chương trình Đào tạo trung cấp chuyên nhiệp (2 năm)

V. NHIỆM VỤ CỦA BỘ MÔN

+ Bộ môn tổ chức xây dựng chương trình các học phần chuyên ngành và một số học phần cơ sở ngành của các chương trình đào tạo đáp ứng được mục tiêu của ngành đào tạo.
+Tổ chức biên soạn đề cương bài giảng, thực hiện giảng dạy các học phần chuyên ngành, cơ sở ngành được phân công đảm bảo đúng chương trình, tiến độ, chất lượng.
+ Tổ chức dạy thực hành luyện tập kỹ năng nghề hàn cho sinh viên thuộc chuyên ngành, thực hiện việc đào tạo kết hợp sản xuất.
+ Bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề hàn cho các Công ty, Nhà máy, Doanh nghiệp và các cá nhân có nhu cầu học.
+ Thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ.
+ Đánh giá kết quả học tập của sinh viên đảm bảo công khai, công bằng, chính xác.

VI. VỊ TRÍ LÀM VIỆC CỦA SINH VIÊN SAU KHI TỐT NGHIỆP

Sau khi tốt nghiệp tùy theo từng trình độ đào tạo song phạm vi làm việc thuộc chuyên ngành hàn rất rộng, có khả năng làm việc trong các lĩnh vực sau:
+ Công nghiệp sản xuất xe đap, xe máy, ô tô, xe lửa, đóng tàu, hàng không.
+ Chế tạo các thiết bị trong công nghiệp sản xuất: Giấy, đường, sữa, thức ăn gia xúc,…
+ Công nghiệp máy nổ, máy dệt, phân đạm, xi măng , dầu khí, nhiệt điện, thủy điện, nguyên tử,...
+ Công nghiệp quốc phòng, dụng cụ y tế, lắp máy, cơ khí xây dựng, thiết bị nâng chuyển, thiết bị nhiệt lạnh, thiết bị và đường ống áp lực, thiết bị điên - điện tử, linh kiện bán dẫn, công nghiệp phục hồi chi tiết máy,…
+ Công tác tại các trường Đại học kỹ thuật, Cao đẳng kỹ thuật, các trường dạy nghề và các viện nghiên cứu,...
+ Nghiên cứu tính toán, thiết kế và chế tạo: các đồ gá, thiết bị, kết cấu và máy móc trong các ngành cơ khí.
+ Tư vấn thanh tra giám sát và kiểm định chất lượng mối hàn và kết cấu hàn.
+ Đào tạo vá sát hạch thợ hàn: Xây dựng, quản lý và điều hành các dự án về hàn.
+ Chuyến dao công nghệ, kinh doanh các thiết bị và vật liệu hàn.
+ Lập trình điều khiển Robot hàn và các hệ thống hàn cắt CNC.


VII. CÔNG TÁC BIÊN SOẠN SÁCH, GIÁO TRÌNH, BÀI GIẢNG
7.1. Giáo trình xuất bản:

[1]. Nguyễn Đức Thắng, Phạm Ngọc Diệu Quỳnh, Nguyễn Ngọc Thăng, Lê Văn Thoài, Giáo trình Công nghệ kim loại, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 2013.

7.2. Sách xuất bản: Không.


7.3. Bài giảng: Các học phần giảng dạy tại Bộ môn.

VIII. BÁO CÁO, BÀI BÁO KHOA HỌC CÔNG BỐ
8.1. Tạp chí, Hội nghị Khoa học Quốc tế:
Không.

8.2. Tạp chí, Hội nghị Khoa học Trong nước:


[1]. Luyện Thế Thạnh, Phân tích thông số hình học của liên kết hàn theo các tiêu chuẩn, Tạp chí Cơ khí Việt Nam, 2013.


IX. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÁC CẤP

[1]. Lê Văn Thoài, Ứng dụng phương pháp không phá huỷ mẫu (Kỹ thuật X-Ray) kết hợp khai thác thiết bị hiện có của trường Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật I trong việc kiểm tra chất lượng mối hàn, Đề tài NCKH cấp Bộ năm 2012. Mã số: B2002-61-03.

[2]. Lê Văn Thoài, Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị hàn - cắt tự động điều khiển bằng PLC, trên cơ sở khai thác các thiết bị hàn hiện có của trường ĐH SPKT Hưng Yên, Đề tài NCKH cấp Bộ năm 2007. Mã số: B2007- 21-04.

[3]. Nguyễn Trọng Thông, Nghiên cứu biện pháp công nghệ và kết cấu nhằm nâng cao độ chính xác chế tạo của liên kết hàn, Đề tài NCKH cấp Bộ năm 2009. Mã số: B2009-21-17.

[4]. Nguyễn Quốc Mạnh, Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo bộ mẫu kiểm tra chất lượng mối hàn bằng phương pháp siêu âm vật liệu (dựa trên cơ sở khai thác hiệu quả thiết bị kiểm tra chất lượng mối hàn bằng siêu âm của Khoa Cơ khí - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên), Đề tài NCKH cấp Trường năm 2008.

[5]. Đinh Văn Bân, Nghiên cứu ứng dụng lập trình phi tuyến trên robot hàn hồ quang với sản phẩm có biên dạng đường hàn phức tạp, Đề tài NCKH cấp Trường năm 2011.

[6]. Nguyễn Minh Tân, Thiết kế, chế tạo đồ gá linh hoạt để thực hiện các thế hàn từ 1G đến 6G cho phương pháp hàn bán tự động và thủ công, Đề tài NCKH cấp Trường năm 2011.

[7]. Lê Văn Thoài, Hàn đắp phục hồi cổ trục của quả lô ép mía của nhà máy đường, Đề tài NCKH cấp Trường năm 2012.

[8]. Luyện Thế Thạnh, Ứng dụng phần mềm thiết kế 3D Autodesk Inventor để  thiết kế mô phỏng liên kết hàn giáp mối theo  tiêu chuẩn ISO,DIN, ANSI, BSI, GB, JIS, so sánh và đánh giá, Đề tài NCKH cấp Trường năm 2012.

[9]. Bùi Văn Khoản, Nghiên cứu công nghệ hàn nhiệt nhôm - Ứng dụng để hàn nối đường ray xe lửa, ống tiếp địa, Đề tài NCKH cấp Trường năm 2013.


X. HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

[1]. Nghiên cứu tiêu chuẩn ISO 3834 kết hợp với tiêu chuẩn ISO 9001 cho việc lập quy trình hàn và kiểm tra chất lượng hàn theo tiêu chuẩn quôc tế, Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học Khoa Cơ khí năm 2013, Sinh viên nghiên cứu: Phan Văn Vinh lớp HK9LC, Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Đức Thắng.